BÀN THỜ THẦN TÀI THỔ ĐỊA

Nội dung đang cập nhật

Bàn thờ thần tài – Ý nghĩa và cách bài trí theo phong thủy

Bàn thờ thần tài là thứ không thể thiếu trong nhiều gia đình, nhất là những gia đình kinh doanh. Việc lập bàn thờ rất quan trọng. Bàn thờ thần tài phải theo phong thủy, cách bài trí, sắp xếp bàn thờ phải đúng để cầu tài lộc, mua may bán đắt. Bạn đã biết những điều đó chưa? Cùng Muaban.net tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Bàn thờ thần tài và ý nghĩa của nó

Từ lâu, việc thờ phụng thần tài đã trở thành một trong những tín ngưỡng đặc trưng của người Việt. Vì lẽ đó mà bàn thờ thần tài hay còn gọi là bàn thờ ông địa thần tài vẫn được bố trí trang trọng trong các gia đình. Với mong muốn gửi đến vị thần này những nguyện vọng của mình trong thời gian tới. Vì đây là vị thần chuyên cai quản tài lộc, tiền bạc nên người dân cũng thường khẩn cầu để ngài ban cho nhiều lợi lộc, sự sung túc và giàu có.

Người dân quan niệm, bàn thờ ông địa thần tài càng được chăm chút thì chuyện làm ăn, kinh doanh sẽ càng phát tài phát lộc. Gia đình có bàn thờ thần tài cũng thường sung túc, no ấm, thịnh vượng hơn các gia đình khác. Các cá nhân tin vào tín ngưỡng này cũng nhận được may mắn về chuyện tiền bạc hơn.

Vì sao lại thờ chung Thần Tài và Ông Địa?

Theo dân gian, Thần Tài là vị thần của tiền bạc còn Ông Địa lại là vị thần hộ mệnh cho mảnh đất, mùa màng bội thu, gia súc béo tốt, gia đình no đủ. Người Việt phát triển lên từ văn minh lúa nước nên khi cầu xin sự sung túc, họ sẽ không thể bỏ sót Ông Địa.

Nhiều người cho rằng, thờ cả hai vị thần này cùng lúc thì thỉnh cầu của mình sẽ được hai thần cùng chứng, sự sung túc nhờ thế mà mới trọn vẹn.

Những ai cần lập bàn thờ thần tài ông địa?

Tùy theo quan niệm của mỗi người hoặc tùy theo văn hóa vùng miền thì việc lập bàn thờ thần tài sẽ khác nhau.

Ở miền Bắc, người dân thường đặt bàn thờ thần tài ở cửa hàng, công ty hoặc tại gia nếu có kinh doanh theo kiểu hộ gia đình. Các nhà không kinh doanh thì chỉ lập bàn thờ gia tiên bình thường và có thể sắp lễ cúng thêm vào ngày Vía Thần Tài.

Tại miền Nam, người dân lại quan niệm bàn thờ ông địa thần tài là điều tất yếu phai có. Do đó, tại khu vực này đa số nhà riêng, công ty, nhà xưởng,… đều lập bàn thờ thần tài.

Bàn thờ thần tài như thế nào là chuẩn phong thủy?

Bàn thờ thần tài bao gồm bàn thờ và các vật phẩm phong thủy kèm theo. Việc tìm hiểu thông tin và lên danh sách các món cần mua khá cần thiết, giúp bạn không bỏ sót bất kỳ linh vật nào.

Đối với bàn thờ thần tài, bạn nên chọn chất liệu làm từ gỗ để đảm bảo sự trang trọng cho các nghi thức làm lễ sau này. Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn giá bàn thờ thần tài ở tầm trung làm từ gỗ xoan đào hoặc chọn bàn thờ dòng cao cấp hơn bằng gỗ lim, gỗ trắc,gỗ đỏ, …

Cách bài trí bàn thờ thần tài theo từng vật phẩm phong thủy

Khảm gỗ

Để đặt bài vị và tượng Ông Địa – Thần Tài.

Bài vị thần tài

Bài vị này thường được viết bằng chữ Hán có nội dung “Chiêu tài tiến bảo”. Đôi khi gia chủ có thể đề thêm đôi câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” để thêm phần may mắn.

Tượng Ông Đại và Thần Tài

thường làm từ sứ và đặt ngồi cạnh nhau. Tượng Thần Tài thể hiện dưới hình ảnh một ông lão râu dài tóc bạc ngồi trên ngai, một tay chống gậy một tay cầm thoi vàng. Ông Địa là ông lão bụng phệ, một tay cầm quạt nan, một tay cầm vàng. Theo dân gian thì bạn cần đặt Thần Tài ngự bên trái, Ông Địa ngồi bên phải.

Hũ đựng gạo, muối

Đây là những nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống. Việc đặt chúng lên bàn thờ có ý nghĩa cầu ấm no cho toàn gia.

Bát hương

Số bát hương được bày trên bàn thờ nên là số lẻ, thường thì là ba (đại diện cho thiên – địa – nhân) hoặc năm (đại diện cho các đức nhân – nghĩa – lễ – trí -tín). Nên dùng keo hoặc băng dính để giúp cố định bát hương vào ban thờ, tránh tình trạng bát hương bị đổ làm động.

Lọ hoa tươi và mâm ngũ quả

Bạn nên chủ động tìm mua các loại hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng. Không nên để hoa héo hoặc hoa giả để thờ Thần Tài. Hoa quả thì cũng nên chọn số lượng quả thờ là số lẻ. Sắp xếp bàn thờ thần tài với hai thứ này theo nguyên tắc “Đông bình – Tây quả”, có nghĩa là lọ hoa bên phải, hoa quả bên trái.

5 chén nước

5 chén nước này có thể xếp theo hình chữ Nhất hoặc chữ Thập tùy gia chủ. Số 5 ở đây sẽ đại diện cho ngũ phương, ngũ hành cùng sinh sôi, phát triển, nở lộc đơm tài cho tín chủ.

Ông Cóc

Ông Cóc có thể ngồi bên trái bàn thời ông địa thần tài. Đây cũng là vị thần giữ lộc cho gia chủ, bảo vệ được tiền của. Vào mỗi buổi sáng, sau khi thắp hương tại bàn thời, bạn nên quay Ông Cóc ra cửa chính để đón may mắn, tiền bạc. Tuy nhiên, bạn cần quay ông lại khi mặt trời lặn. Có như vậy Ông Cóc mới giúp bạn không bị thất thoát tiền của được.

Tỳ Hưu:

Phương hướng đặt tỳ hưu: đặt tỳ hưu ở vị trí hướng ra phía cửa chính hoặc phía cửa vì đây chính là những vị trí phù hợp để Tỳ Hưu càng hút được tài lộc, thịnh vượng vào nhà.

Bát tụ lộc

Thực chất, đây là một bát sứ trong suốt, đẹp và được đổ đầy nước. Gia chủ hoặc người nhà sẽ thường xuyên lấy cánh hoa tươi để rải lên trên. Bát tụ lộc này vốn được thực hiện dựa theo tinh thần “Minh đường tụ thủy” trong phong thủy từ trước.

Cốt thất bảo hay Ngũ Phúc Hoa Mai

Cũng là các vật phẩm phong thủy tốt lành rất nên đặt trên bàn thờ. Chúng sẽ giúp bạn nạp phúc lộc cũng như tăng khí thiêng.

Những sai lầm cần tránh khi thờ cúng thần tài

  • Không được cắm hương chồng chéo lên nhau.
  • Tượng thần tài không được dán chữ nho sau lưng.
  • Thiếu bài vị .
  • Đặt bàn thờ thần tài không có điểm tựa

Sắm đồ lễ để cúng

Một lễ cơ bản để cúng thỉnh Thần Tài sẽ bao gồm các món:

  • 10 bông cúc hoặc hồng vàng.
  • Đĩa xôi gấc.
  • 1 gà trống luộc, thịt lợn quay, vịt quay.
  • 1 mâm ngũ quả cùng 5 lá trầu, 5 quả cau.
  • 5 củ tỏi.
  • 1 chai rượu nhỏ mở nắp, 1 bao thuốc lá.
  • 5 ông ngựa đỏ nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch và quần áo thần linh.
  • 5 thẻ hương cùng 10 lễ tiền vàng, tiền thần tài, …

Nghi thức cúng xin Thần Tài nhập tượng

Sau khi mọi thứ đã chuẩn bị tươm tất, bạn có thể tiến hành cúng rồi an vị lô nhang để cầu an. Bạn cần chú ý xem 3 nén hương mình thắp có cháy hết hay không. Nếu hương không cháy hết thì thần không thuận tình, cần cúng lại.

Trong trường hợp hương đã cháy hết thì có thể khấn tạ, hạ lễ nhưng cần giữ hương từ 7 – 100 ngày tùy theo điều kiện gia chủ. Ngoài ra, bạn có thể chọn mỗi ngày thắp một nén hương mới vào buổi sáng.

Sau khi lễ hoàn là bạn đã có bàn thờ ông địa thần tài linh nghiệm, có thể thực hiện cúng tế như bình thường.

Nên cúng Thần Tài vào lúc nào hàng tháng?

Bạn nên thực hiện cúng Thần Tài vào ngày vía của ngài là ngày 10 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra các dịp đại lễ, giỗ chạp, ngày Rằm, mùng Một hay Tết bạn cũng nên chuẩn bị cỗ mặn hoặc cỗ ngọt để dâng lên cho ngài. Đối với ngày Thần Tài bạn nên chọn cúng vào khung giờ Thìn (từ 7 – 9 giờ sáng) để nhận được may mắn.

Riêng đối với các gia đình đặt bàn thờ tại địa điểm kinh doanh thì nên thắp nhang vào mỗi sáng trước khi mở cửa bán hàng để cầu tài cầu lộc.

Nếu quý khách cần mua hoặc cần tư vấn sản phẩm này, vui lòng “THÊM VÀO GIỎ HÀNG” và “ĐẶT HÀNG”

hoặc liên hệ zalo: 0326 048 413 - 077 55 48 321.

Tâm Phúc Phú - tamphucphu.com sẽ gọi lại cho quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn.

Copyright © 2022 - TÂM PHÚC PHÚ. All rights reserved. Design by i-web.vn

Online: 11 Tuần: 2241 Tháng: 1456 Tổng kết: 274072