DI LẶC BỒ TÁT

Di-lặc hay Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là "người có lòng từ", cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa, là một vị Bụt hay Bồ tát trong quan niệm Đạo Bụt.

Trong Đạo Bụt Tây Tạng, Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Đạo Bụt Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di Lặc

Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế tiếp Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là nội viên của cõi trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Bồ Tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm trở đi vào 5 đại kiếp về sau, tức khoảng hơn 5 tỉ năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên. Cũng có nhiều đồn đoán về thời gian Phật Di Lặc xuất hiện, nhưng thành sự tại thiên, Phật Di Lặc xuất hiện chính xác vào lúc nào đều là do thiên cơ, cái gọi là thiên cơ cũng có thể thay đổi, không cố định.

Sự tích về Phật Di Lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các truyền thống Phật giáo (Thượng tọa bộĐại thừaKim cương thừa), và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật Pháp đã bị lãng quên trên Trái Đất, và Bồ Tát Di-lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật lịch sử đã làm trong quá khứ.

Nếu năm đức Phật xuất hiện trên Trái Đất được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Bồ Tát Di-lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (xem Phật giaNgũ trí).

Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanātha (sa. Maitreya-nātha), thầy truyền giáo lý Duy thức cho Vô Trước (sa. asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:

  1. Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa. mahāyānottaratantra)
  2. Pháp pháp tính phân biệt luận (sa. dharmadharmatāvibaṅga)
  3. Trung biên phân biệt luận (sa. madhyāntavibhāga-śāstra)
  4. Hiện quán trang nghiêm luận (sa. abhisamayālaṅkāra)
  5. Đại thừa kinh trang nghiêm luận (sa. mahāyānasūtralaṅkāra)

Như đã nêu ở trên, Phật Di Lặc chỉ giáng sinh sau một thời gian rất dài về sau, khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên. Theo kinh Pháp Diệt Tận, Phật Thích Ca đã nói rằng từ thời điểm đó tới lúc Bồ Tát Di Lặc thành Phật là rất lâu xa, phải khoảng chừng 10 triệu năm. Tuy nhiên trong quá khứ, một số người đã tự xưng mình là Phật Di Lặc giáng thế để thực hiện các mưu đồ chính trị. Năm 689, Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh cho Pháp Lãng ngụy tạo Đại Vân Kinh, cho rằng Võ Hậu là Di-lặc hạ sanh. Khoảng năm 713-755, Vương Hoài Cổ cũng tự xưng là Tân Phật (Phật Di-lặc) rồi khởi binh làm loạn. Năm 1022-1063 đời Bắc Tống, Vương Túc thống lãnh giáo đồ Di-lặc làm phản ở Bối Châu...

Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh.

Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quýt xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-lặc ở thế kỉ thứ 10.

Nếu quý khách cần mua hoặc cần tư vấn sản phẩm này, vui lòng “THÊM VÀO GIỎ HÀNG” và “ĐẶT HÀNG”

hoặc liên hệ zalo: 0326 048 413 - 077 55 48 321.

Tâm Phúc Phú - tamphucphu.com sẽ gọi lại cho quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn.

Copyright © 2022 - TÂM PHÚC PHÚ. All rights reserved. Design by i-web.vn

Online: 25 Tuần: 2241 Tháng: 1456 Tổng kết: 274072