Tượng A Di Đà Ngồi Đài Sen Vàng Cam Cao 30cm

  • Lượt xem : 494
  • Xuất xứ : Đài Loan
  • Tình trạng : Còn hàng
  • Giá: 1.890.000 ₫
  • Số lượng:
    - +
  • Mô tả :
    • FACEBOOK
    • YOUTUBE
  •  

Có thể nói, tượng Phật A Di Đà là pho tượng được sử dụng nhiều tại các không gian thờ tự tâm linh của chùa chiền hay cơ sở Phật giáo. Ngài được xem là giáo chủ của thế giới Cực Lạc Tây Phương, đại diện cho những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Vậy ngài xuất hiện từ khi nào? Hạnh nguyện của ngài là gì? Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa tượng Phật A Di Đà qua bài viết dưới đây. 

 

Vì nhiều lý do khác nhau nên nguồn gốc A-di-đà vẩn còn gây rất nhiều tranh cãi cho người trong cũng như ngoài đạo. Về mặt lịch sử giáo lý (tức là xem xét giải thích nguồn gốc của Phật A Di đà và các giáo lý xung quanh Ngài, chứ không xét đến nguồn gốc lịch sử thời gian thông thường).

Người tu Tịnh độ thì tin rằng Niệm Phật A Di Đà và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để đạt được giải thoát, ai cũng làm được. Còn giáo lý Thiền thì cho rằng thiền để tự giải thoát, Phật không độ bất kì ai mà chỉ có ta tự giúp ta.

Trong Kinh Phật, Phật A Di đà được đức Phật Thích Ca (đức Phật của Hiện tại) giới thiệu và ca ngợi lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Theo lời của Đức Phật Thích Ca, để thành đạo Thức Tỉnh (tức đạt được Giải Thoát hoàn toàn) thì có 8 vạn 4 ngàn pháp môn để trở nên đạt đạo (con số tượng trưng chỉ ra rằng có rất nhiều cách để thành Phật chứ không hẳn là chỉ có 1 cách Tu mới thành Phật) tùy theo từng hoàn cảnh từng con người cụ thể mà người ta có thể tự do lựa chọn cho mình phương thế khác nhau để đạt quả vị tối thượng Phật (nghĩa là thực sự Thức Tỉnh, được giải thoát, đạt đạo).

Trong vô số con đường đó, Đức Phật Thích Ca cho biết con đường vãng sanh Tịnh độ của Phật A Di Đà là con đường ngắn nhất dành cho mọi loài để thành Phật chỉ trong một kiếp sống, và Phật Thích Ca còn nhấn mạnh rằng, con đường của đức Phật A Di Đà sẽ là con đường duy nhất còn tồn tại thêm 100 năm nữa sau khi mọi con đường thành đạo khác đã bị lãng quên vào thời mạt pháp (pháp môn, Phật pháp), cho đến hết thời mạt pháp (nên hiểu ý sâu xa của Ngài rằng, dù cho các con đường khác có bị lãng quên thì con đường của Phật A Di Đà sẽ vẫn luôn còn đó khi vẫn còn có người có đức tin vào đó). Cụ thể những điều này được mô tả trong Vô Lượng Thọ Kinh. 

Nguồn gốc về mặt lịch sử của Phật A Di Đà

Phật A Di Đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng Thọ, được cho là được Phật Thích ca Thuyết khi còn tại thế. Tuy vậy các bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy kinh vô lượng và các ghi chép về Phật A Di Đà vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Nên nảy sinh nhiều tranh cãi về Nguồn gốc của niềm tin này. 

Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A Di Đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng truyền thống đức tin vào phật A Di Đà là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, do đó không có cơ sở nào chứng minh được có thật sự là đức Thích Ca có thật sự nói về Phật A Di Đà hay không, hay phật A Di Đà chỉ là một sản phẩm của học giả.

Tuy vậy cũng cần phải xét rằng, các lý luận này chỉ dựa vào bằng chứng khảo cổ của học giả thôi, giả sử trong tương lai người ta tìm thấy bằng chứng khảo cổ rằng vô lượng kinh đã được tìm thấy ở niên đại thế kỷ 5 trước công nguyên phù hợp với lần kết tập thứ nhất sau khi đức Thích Ca vãn sinh thì có lẽ mọi tranh cãi của học giả sẽ thành vô nghĩa.

Một số học giả theo truyền thống đã coi các kinh điển Đại thừa sớm nhất bao gồm các phiên bản đầu tiên của loạt Prajñāpāramitā, cùng với các văn bản liên quan đến Akshobhya, có lẽ được sáng tác vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên ở phía nam Ấn Độ.

 

Một số kinh điển đầu tiên của Đại thừa đã được dịch bởi nhà sư Kushan, Lokakṣema, người đã đến Trung Quốc từ vương quốc Gandhāra. Bản dịch đầu tiên của ông sang tiếng Trung Quốc được thực hiện tại thủ đô Luoyang của Đông Hán trong khoảng từ 178 đến 189 CE. Một số kinh điển Đại thừa được dịch trong thế kỷ thứ 2.

Do đó, các học giả thường nghĩ rằng kinh điển Đại thừa sớm nhất chủ yếu được sáng tác ở miền nam Ấn Độ, và sau đó hoạt động viết kinh sách bổ sung được tiếp tục ở phía bắc. Tuy nhiên, giả định rằng sự hiện diện của một niềm tin nền tảng được chấp nhận rộng rãi từ xa xưa từ thời Phật Thích Ca tại thế đã góp phần phát triển của kinh điển Đại thừa cũng là hợp lý. Thì những ngụ ý về Phật A Di đà, kinh vô lượng thọ Phật giáo đại Thừa được các học giả vẽ ra cho hợp thời, có thể sai.

Ý nghĩa Tượng Phật A Di Đà

Phật là hiện thân của an lành, của những điều tốt đẹp; tượng Phật A di đà giúp con người thoát khỏi những khốn khổ, cùng cực trong cuộc sống để con người hướng về những điều thiện nhân, phúc lành. Thờ tượng Phật A di đà trong nhà để cầu mong sự an bình, sức khỏe, tai qua nạn khỏi.

Trong quan niệm của cõi Niết bàn, “đời là bể khổ” nhưng khi con người thấu hiểu chân lý, được Đức Phật dẫn dắt tránh xa tham - sân - si - mạn - nghi - ác kiến, lục dục của trần thế thì sẽ tự giác ngộ và sống một cuộc sống thanh tịnh, yên bình.

Phật A Di Đà là vị phật lớn trong Phật giáo, là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương Tây đại diện cho những giá trị tốt đẹp của quá khứ. Đây cũng là yếu tố, nền móng để con người nhìn lại và hướng về tương lai tốt đẹp hơn.

Nếu ai từng lắng nghe những bài thuyết giảng của Phật giáo và hiểu về đạo Phật thì khi tâm trí căng thẳng, mệt mỏi, thiếu tập trung thì có thể tụng kinh niệm Phật sẽ giúp tâm thanh tịnh, tăng cường sự tập trung, dũng khí.

Copyright © 2022 - TÂM PHÚC PHÚ. All rights reserved. Design by i-web.vn

Online: 113 Tuần: 2671 Tháng: 1700 Tổng kết: 274316